Thực Đơn Tài Chính

Back To Basic: Phân Tích Kỹ Thuật Nguyên Thuỷ – Trendline (Phần 2)

Trading thì ai cũng phải phải biết về Trendline hay nói cách khác chính là cái Trendline, trend là cha là mẹ, trend đặt đâu mình theo đó mà đánh chứ chớ có dại mà đi đánh ngược với nó. Nhưng mà trend là cái gì và vẽ như thế nào mới đúng?

Trendline hay Đường xu hướng là một đường được vẽ trên các mức cao hoặc dưới mức thấp của đường giá để hiển thị xu hướng phổ biến của giá. Đường xu hướng biểu thị trực quan về hỗ trợ và kháng cự trong bất kỳ khung thời gian nào. Chúng còn cho thấy tốc độ của giá, và mô tả các mô hình trong thời gian giá co lại.

Trendline

Trendline nói gì với trader?

Trendline là một trong những công cụ quan trọng nhất của trường phái phân tích kỹ thuật. Thay vì nhìn vào hiệu suất kinh doanh trong quá khứ hoặc các nguyên tắc cơ bản khác, các nhà phân tích kỹ thuật tìm kiếm xu hướng trong hành động giá. Trendline giúp xác định hướng hiện tại của giá thị trường. Có một câu giới phân tích kĩ thuật thường nói: “Trend is your friend” và việc xác định đường Trendline là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một giao dịch tốt.

Để tạo ra một đường xu hướng, phải có ít nhất hai điểm trên biểu đồ giá. Một số trader thường hay sử dụng các khung thời gian khác nhau như một phút hoặc năm phút. Cũng chẳng sai nhưng mà như vậy là quá nhanh đối với người mới . Tui thích biểu đồ hàng ngày hoặc ít ra sẽ là khung 4h hơn.

Trendline Russell

Ở trên đây là trendline được áp dụng cho các mức thấp của chỉ số Russell 2000. Trendline cho thấy xu hướng tăng của chỉ số Russell 2000 và có thể được coi là hỗ trợ khi giá chạm xuống để test cung. Trong trường hợp này, trader có thể chọn buy gần trendline và sau đó kì vọng giá bật tăng trong tương lai. Nếu giá vi phạm đường xu hướng trên (thủng trendline), trader có thể sử dụng đó làm tín hiệu để đóng vị thế. Điều này cho phép trader thoát ra khi xu hướng bắt đầu suy yếu.

Các quy tắc cần nhớ để vẽ đúng 1 đường xu hướng

Quy tắc 1: Để xác nhận một xu hướng, cần ít nhất 2 đến 3 điểm nằm trên cùng một đường!

Khi vẽ đường xu hướng, mấy ông phải có tối thiểu hai điểm. Để xác nhận xu hướng hỗ trợ hoặc kháng cự, mấy ông cần thêm 1 điểm thứ ba, nằm trên cùng một đường với hai điểm trước đó. Hãy nhìn vào biểu đồ USD/CAD ở ví dụ dưới đây:

Như ta thấy, xu hướng tăng bắt đầu hình thành với đáy thứ nhất và thứ hai. Đáy thứ ba là tín hiệu xác nhận xu hướng. Các mũi tên sau đáy số 3, được vẽ thêm vào, cho thấy có rất nhiều lần giá muốn test lại hỗ trợ nhưng dường như không thể phá nổi, nên vẫn nằm gọn trên đường xu hướng.

Quy tắc 2: Đừng bao giờ nghĩ đường xu hướng chỉ là 1 đường thẳng, chính xác hơn chúng là 1 vùng hoặc 1 ngưỡng.

Cũng tại ví dụ trên, khi mấy ông kẻ một đường xu hướng tăng, mấy ông nên xem xét các râu nến cùng phần thân nến. Thông thường râu nến dưới có thể nằm ngoài phạm vi của đường xu hướng. Tuy nhiên, đường xu hướng là một khu vực chứ không phải là một đường kẻ duy nhất. Nên nếu hành vi giá phá vỡ đường xu hướng với các râu nến dưới được xuyên qua, thì không có nghĩa là xu hướng bị phá vỡ.

Một điểm quan trọng cũng cần lưu ý là khi các đường xu hướng càng cứng, sẽ có nhiều lần giá tìm cách “bounce” nẩy lên hoặc xuống khu vực này với mục đích test lại, chính vì thế khi không thể phá vỡ sẽ rất dễ hình thành nến rút chân tại đây.

Trenline USDCAD

Một ví dụ khác về cặp tiền tệ USDCAD. Chúng ta thấy rằng một đường xu hướng giảm đang hình thành trên biểu đồ ngày khung D1. Đỉnh thứ ba đã xác nhận cho đường xu hướng này. Và nếu mấy ông quan sát kỹ sẽ thấy, rất nhiều lần xuất hiện hành vi giá, khi nến hầu hết đều tìm cách “Bounce” nhảy lên để chạm vào đường trendline kẻ phía trên. Vì thế, đã hình thành rất nhiều râu nến cho thấy giá đã bị từ chối khi nó đang cố gắng phá vỡ. Kết quả là, giá đã không thể phá được, nên chúng đã có 1 sự sụt giảm đáng kể, trước khi phá vỡ xu hướng để tăng trở lại.

Khi vẽ các đường xu hướng, tốt nhất mấy ông nên thực hiện theo hình thức thủ công thay vì dựa vào các chỉ báo vì chúng không thực sự đáng tin cậy lắm.

Cách giao dịch với đường xu hướng

Rồi xong. Chúng ta đã thảo luận xong cách xác định xu hướng và cách vẽ đường xu hướng. Bây giờ chúng ta sẽ đi tới phần tiếp theo là làm sao để giao dịch với đường xu hướng.

Có ba cách để giao dịch với đường xu hướng gồm: Giao dịch 1 chiều theo sự dịch chuyển xu hướng, giao dịch điều chỉnh và giao dịch Breakout.

Giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng

Khi vẽ 1 đường xu hướng, chúng ta có thể xác định và chuẩn bị giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng. Khi đường xu hướng được xác nhận bởi 3 điểm, mấy ông sẽ tìm được 1 điểm vào rõ ràng cho lệnh giao dịch. Theo cách này, nếu xác nhận xu hướng tăng, chúng ta có thể giao dịch ngay vào lần “Bounce” nảy giá tiếp theo từ đường xu hướng đó, giả sử rằng hành vi giá đã xác nhận giả thiết này của mấy ông. Hãy nhìn vào hình ảnh dưới đây:

Biểu đồ AUDUSD

Đây là biểu đồ 240 phút của Cặp ngoại hối AUD / USD cho tháng 5 – 6 năm 2015. Đường màu xanh là đường xu hướng của giá giảm như mấy ông thấy. Ba mũi tên là ba điểm cơ bản để xác nhận 1 đường xu hướng. Hãy để ý mũi tên thứ ba có màu xanh lá cây thay vì màu đen như 2 mũi tên trước đó. Điều này nghĩa là, mấy ông hãy nhìn vào khu vực này như là 1 vùng xác nhận xu hướng. Chúng ta sẽ thấy 1 nến giảm mạnh sau khi giá tiếp cận đường xu hướng. Điều này cung cấp một tín hiệu cho 1 điểm entry đẹp tại khu vực này.

Sau khi xu hướng được xác nhận (mũi tên xanh), cặp AUDUSD tạo ra xu hướng giảm khá mạnh vì không thể phá vỡ được đường trendline. Sau đó, chúng bắt đầu tạo ra một đáy thấp mới cùng một sự điều chỉnh xu hướng mới. Giá sau khi tiếp tục “bounce” bật lên chạm vào đường hướng màu xanh, nhưng không đủ sức đã bật xuống một lần nữa. Lúc này AUDUSD đã tạo ra một đáy thấp hơn.

Nhưng ngay sau đó, AUDUSD đã phá vỡ xu hướng bằng 1 nến đóng cửa màu xanh tăng mạnh. Đây là một tín hiệu cho thấy xu hướng có thể kết thúc hoặc chỉ là 1 cây nến “tín hiệu giả”. Trong trường hợp này, có thể những người từng tiến hành sell cặp AUD / USD đã chốt lời, nên đóng lệnh giao dịch.

Giao dịch theo xu hướng điều chỉnh

Một xu hướng điều chỉnh là một động thái thường diễn ra khi mà xu hướng chính tăng hoặc giảm quá nhiều, chúng sẽ có xu thế đưa giá quay trở lại xu hướng ban đầu. Và 1 xu hướng điều chỉnh nên nhỏ hơn xu hướng chính. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, giai đoạn điều chỉnh xu hướng sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn so với giai đoạn ổn định. Kết quả là, giao dịch theo xu hướng điều chỉnh chắc chắn sẽ rủi ro hơn. Hãy quan sát ví dụ sau:

GBPUSD Trendline Điều Chỉnh

Đây là biểu đồ tuần của GBP/USD. Hãy lưu ý về hai đường xu hướng tăng song song (màu xanh). Các số được đánh dấu hiển thị cho các xu hướng tương ứng. Mũi tên màu xanh lá cây cho thấy các xu hướng chính đang dịch chuyển trong kênh, trong khi các đường màu đỏ chính là xu hướng điều chỉnh.

Khi có một kênh giá chúng ta chỉ cần hai đáy trong trường hợp xu hướng tăng như trên, chứ không cần phải có tới ba như khi bạn kẻ 1 đường xu hướng. Lý do cho điều này là vì sau khi giá thứ 3 di chuyển giá sẽ tạo thành hai đáy trên một đường trendline tăng và hai đỉnh trên một đường trendline tăng khác, song song với đường đầu tiên. Theo cách này, mô hình được xác nhận.

Phiên đầu tiên có thể được giao dịch là tại ô số 4. Mấy ông sẽ kết nối các điểm 1 và 3 trên biểu đồ để vẽ đường trên, sau đó vẽ tiếp một đường thẳng song song từ dưới cùng của điểm 2 và mở rộng nó ra. Đây được gọi là một đường xu hướng song song và là một kỹ thuật phổ biến mà nhiều trader không biết đến. Hầu hết các trader sẽ phải chờ tới điểm thứ 5 mới xác nhận đây là 1 mô hình giao dịch tiềm năng.

Lưu ý rằng các xu hướng điều chỉnh sẽ ít có sự thay đổi về giá, vì chúng đi ngược với xu hướng chung, như ví dụ trên đang là xu hướng tăng, thì các đoạn điều chỉnh chính là xu hướng giảm. Một trader ngược xu hướng sẽ tìm cách đặt lệnh sell tại các điểm 3,5,7, 9… Như mấy ông có thể thấy chiến lược này không tiềm năng như việc tìm cách đặt buy ở các điểm 6,8,10 chẳng hạn, vì chúng không chỉ đúng xu hướng mà còn ít rủi ro hơn.

Giao dịch breakout và đảo chiều

Cách giao dịch cuối cùng nhưng cũng là cách phổ biến nhất: giao dịch khi xu hướng bị phá vỡ. Nếu giá đang di chuyển theo một hướng cố định và xuất hiện các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn, một xu hướng tăng đang hình thành. Nhưng mô hình này hoàn toàn có khả năng đảo chiều. Khi điều này xảy ra, giá sẽ thay đổi và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại.

Cần lưu ý: nên cảnh giác với việc giao dịch theo xu hướng phá vỡ. Vì có nhiều lúc giá breakout đường xu hướng, nhưng không đủ sức để xác nhận mô hình đảo chiều. Hoặc đơn giản là… vẽ bị sai đường trendline, nên mấy ông nhầm tưởng giá đã phá vỡ và vội vàng vào lệnh Hãy xem 2 ví dụ bên dưới:

Trenline fall

Khi vẽ như thế này mấy ông sẽ cho rằng giá đã bị phá vỡ và rất có thể sẽ diễn ra 1 sự đảo chiều xu thế. Nhưng thực tế không phải vậy, hãy xem ví dụ thứ 2:

Trendline Right

Khi vẽ toàn bộ râu nến, sẽ thấy giá vẫn chưa thế nào xuyên phá qua đường xu hướng. Như lúc trước tui có nói, trong nhiều trường hợp có thể bỏ qua râu nến, nếu chúng quá dài. Tuy nhiên, cách tốt nhất là giữ lại, vẽ đầy đủ để tránh xảy ra trường hợp như trên.

Back To Basic: Phân Tích Kỹ Thuật Nguyên Thuỷ – Lý Thuyết Dow (Phần 1)

Back To Basic:Phân Tích Kỹ Thuật Nguyên Thuỷ Risk & Reward (Phần 3)

Đỗ Anh Tuấn

Add comment

error: Content is protected !!