Thực Đơn Tài Chính
Tin Tức Thị Trường

Tin Tức Thị Trường Ngày 17/08/2020

» Thị trường chứng khoán Việt Nam: Rung lắc phiên cuối tuần, VN-Index vẫn chốt tuần trên 850

Trong tuần, VN-Index đã có diễn biến tăng hơn 9 điểm (+1,07%) để chốt tuần tại mức 850,74. Chỉ số đã chinh phục được ngưỡng 850 trong tuần và có lúc đã vươn lên vượt 860 trong phiên cuối tuần, tuy nhiên áp lực bán đã xuất hiện trên diện rộng, kéo VN-Index lùi gần 10 điểm từmức cao nhất.

Phiên cuối tuần có mức độ biến động lớn nhất và thanh khoản cao nhất tuần, diễn biến rung lắc đã xuất hiện khi các nhóm đã tăng mạnh trong giai đoạn trước như thép (HPG, HSG), Khu công nghiệp (SZC, SNZ, D2D…)… chịu áp lực điều chỉnh. Tâm lý chốt lãi đã xuất hiện kéo theo 239 mã giảm trên HSX.

Khối ngoại tiếp tục duy trì diễn biến bán ròng trong tuần với tổng giá trịgần 800 tỷđồng, trong đó khối này bán mạnh các cổ phiếu: VHM giá trị 265 tỷ đồng, DXG giá trị 60,7 tỷđồng, VCB giá trị50,3 tỷ đồng. Ở chiều mua ròng, dẫn đầu là VNM với giá trị 51,1 tỷ đồng, GAS và HDB là 2 mã tiếp theo trong danh sách mua ròng với giá trị mua ròng lần lượt 45 tỷ đồng và 38,4 tỷ đồng.

Diễn biến điều chỉnh sau khi vượt kháng cự quan trọng tại 850 chưa làm xu hương ngắn hạn của VN-Index thay đổi. Xu hướng tăng điểm vẫn được duy trì và khả năng VN-Index sẽ trở lại kiểm tra mức cao nhất trong phiên hôm nay là vùng 860.
» Thị trường chung khoán Thế giới: S&P 500 tăng nhẹ tuần qua, leo dốc 3 tuần liên tiếp

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang vào ngày thứ Sáu (14/08), khi chỉ số S&P 500 một lần nữa không thể vượt qua mức cao kỷ lục đã xác lập hồi tháng 02/2020. Nhà đầu tư cũng nghiên cứu các dữ liệu kinh tế trái chiều và hy vọng Washington có thể mang đến một số dấu hiệu về gói cứu trợ bổ sung mùa dịch bệnh.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số S&P 500 hạ gần 0.1% xuống 3,372.85 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite mất 0.21% còn 11,019.3 điểm. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones nhích 34.3 điểm (tương đương 0.12%) lên 27,931.02 điểm.

» Giá dầu: Dầu vẫn tăng trong tuần qua bất chấp đà suy giảm trong phiên

Các hợp đồng dầu thô tương lai tiếp tục giảm vào ngày thứ Sáu (14/08), với sức ép một phần do dự báo nhu cầu toàn cầu sụt giảm từ các tổ chức lớn trong tuần này, nhưng giá dầu vẫn khép lại tuần qua với mức tăng sau đà lao dốc của nguồn cung tại Mỹ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex lùi 23 xu (tương đương 0.5%) xuống 42.01 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 trên sàn Luân Đôn mất 16 xu (tương đương 0.4%) còn 44.80 USD/thùng.

Tuần qua, dầu WTI vọt 1.9%, còn dầu Brent tăng 0.9%.
» Mỹ-Trung hoãn đợt đánh giá về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1

Mỹ và Trung Quốc đã hoãn cuộc trao đổi về việc đánh giá tiến triển của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sau 6 tháng ký kết. Trước đó, cuộc họp dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

» Cơn đau âm ỉ bên dưới đà hồi phục của nền kinh tế Mỹ

Nhìn trên bề mặt, đà hồi phục của doanh số bán lẻ Mỹ có hình chữ “V”, nhưng con số tổng thể đã che khuất cơn đau kinh tế âm ỉ ở nhiều doanh nghiệp Mỹ.

Sau 3 tháng tăng trưởng liên tiếp, dù tăng yếu hơn dự báo, nhưng tổng doanh số bán lẻ của Mỹ đã phục hồi vượt cả mức trước dịch bệnh. Thế nhưng, thành phần cấu thành nên chi tiêu trông có vẻ rất khác so với thời điểm đầu năm. Sức kéo của doanh số bán hàng trực tuyến và tại cửa hàng bách hóa đã che khuất sự thật rằng một số lĩnh vực như nhà hàng, quán bar và cửa hàng quần áo còn lâu mới phục hồi hoàn toàn.
» Kinh tế Trung Quốc ‘bứt tốc’ sau đại dịch

Sự phục hồi nhanh của ngành công nghiệp đang giúp Trung Quốc dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng, suy giảm kinh tế kéo dài vì tác động của Covid-19. Các nhà kinh tế được Bloomberg tham vấn ý kiến đều dự báo tăng trưởng kinh tế nước này có thể đạt 2% – là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng dương năm nay.

Ở chiều ngược lại, các nhà phân tích cho rằng vẫn có những yếu tố trở ngại sự bứt tốc của kinh tế Trung Quốc. Trong khi doanh số bán hàng lần đầu tiên chuyển biến tích cực trong năm nay, tăng 0,2% so với cùng kỳ 2019 nhờ doanh số bán ôtô tăng, nhưng tiêu dùng của người dân vào dịch vụ ăn uống tháng 7 lại giảm 11%.

» Dịch COVID-19 ngày 17/8: Thêm 2 ca mới ở Hải Dương, Quảng Nam

Bộ Y tế sáng 17/8 thông báo ghi nhận thêm 2 ca nhiễm mới, trong đó tại Hải Dương 1 ca, tại Quảng Nam 1 ca.
» Các quỹ ETF do VFM quản lý tiếp tục hút vốn trong tuần 10-14/8

Trái với diễn biến giao dịch của khối ngoại, dòng vốn tiếp tục đổ vào các quỹ ETF nội do VFM quản lý như VFMVN30 ETF và VFMVN Diamond ETF.

Mới đây, tổ chức có liên quan tới Dragon Capital cũng lên kế hoạch “rót” hơn 1.000 tỷ đồng vào quỹ Đầu tư cổ phiếu Việt Nam chọn lọc (VFMVSF) do VFM quản lý.

Việc khối ngoại gia tăng bán ròng, cùng yếu tố dòng vốn ETF “hạ nhiệt” đang ít nhiều khiến thị trường khó bứt phá trong những phiên giao dịch gần đây.
» Hàng không rục rịch bán vé tết sớm

Bất chấp dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp và gần nửa năm nữa mới đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các hãng hàng không đã bắt đầu “tung” hàng triệu vé máy bay tết ra thị trường.

Trong thông báo phát đi, các hãng đều khuyến cáo hành khách mua vé đặt chỗ càng sớm càng có nhiều cơ hội mua vé giá rẻ. Thế nhưng không ít hành khách thất vọng vì ngay sau ngày đầu tiên mở bán, vé máy bay một số chặng đã leo gần chạm trần.
» MWG: Ưu tiên bảo vệ lợi nhuận, bảo vệ dòng tiền dù doanh thu giảm đi khi Covid-19 quay trở lại

Theo ông Hiểu Em, riêng khu vực miền Trung với 188 cửa hàng (TGDĐ và ĐMX) đang chịu ảnh hưởng nặng hơn từ làn sóng Covid-19 lần 2 này. Ước tính doanh thu khu vực này đã giảm khoảng 30% về chỉ còn khoảng 400 tỷ đồng trong tháng 7. Các khu vực khác như Hà Nội và Tp.HCM ngược lại không bị ảnh hưởng nhiều.

Bổ sung quan điểm, Chủ tịch MWG – ông Nguyễn Đức Tài – cho biết trong đợt bùng phát mới này hiệu ứng mua tích trữ không còn lớn như lần trước. Như vậy, sức mua đã có sự ảnh hưởng đáng kể và sẽ còn kéo dài khi thu nhập của người lao động chưa thực sự phục hồi. Thậm chí, sức mua trong giai đoạn cuối năm và năm 2021 vẫn sẽ trì trệ, ông Tài nói.

“Tinh thần trong 1-2 năm tới của chúng tôi là sẽ sống chung với lũ, nước có thể lên và rút như thủy triều. Rõ ràng MWG không kiểm soát được thủy triều lên xuống ra sao mà chỉ có thể đặt vấn đề làm thế nào để giữ hiệu quả”.
» VNM: Vinamilk rót thêm 1.000 tỷ đầu tư vào trang trại bò sữa hữu cơ tại Lào

Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa nội địa, trong bối cảnh thị trường tăng trưởng chậm lại, Vinamilk xác định để gia tăng hiệu quả kinh doanh, tạo thêm giá trị cho cổ đông Công ty cần phải tự chủ vùng nguyên liệu.

Theo đó, song song với việc phát triển thị phần nước ngoài, Vinamilk cũng chú trọng đầu tư ở rộng vùng nguyên liệu, chủ yếu thông qua các thương vụ M&A.

Năm 2020, Vinamilk đặt mục tiêu kinh doanh với doanh thu ít nhất là 62.000 tỷ đồng (tăng 10% khi hợp nhất GTNFoods) và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tối thiểu 20%, tương đương mức lãi 12.400 tỷ đồng (giảm 3%).
» PDR: Bất động sản Phát Đạt rót vốn lập công ty phát triển khu công nghiệp

HĐQT Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa thông qua việc góp vốn thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển Khu Công nghiệp Phát Đạt với vốn điều lệ 680 tỷ đồng, trong đó PDR sở hữu 68% vốn.

Là một đơn vị chuyên phát triển dự án, đây có thể là bước khởi đầu PDR muốn lấn sân BĐS khu công nghiệp. Khi mà, giá thuê tăng, nhu cầu ngày càng cao trước làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, cùng với chính sách thu hút FDI từ Chính phủ đang tạo một triển vọng mới cho mảng BĐS khu công nghiệp. Chưa kể, Việt Nam chủ trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng đầu tư công cũng là tín hiệu tốt để hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.

Tính đến 30/6/2020, tổng tài sản PDR ở mức 14.319 tỷ đồng, chủ yếu là hàng tồn và phải thu, tiềm lực tài chính Công ty khá thấp với số dư tiền mặt chỉ vỏn vẹn vài trăm triệu. Ngược lại, chỉ số nợ PDR vẫn ở mức cao, đi cùng khoản vay ngân hàng ngắn hạn 1.718 tỷ đồng, PDR đẩy mạnh kênh trái phiếu với hàng ngàn tỷ đồng.

Đỗ Anh Tuấn

Add comment

error: Content is protected !!