Thực Đơn Tài Chính
Nhận Định Thị Trường

Báo Cáo Chiến Lược 4 Tháng Cuối Năm 2020

TÌNH HÌNH VĨ MÔ HIỆN TẠI

 – Sau trường hợp nhiễm Covid-19 mới tại thành phố Đà Nẵng được công bố vào ngày 24/7/2020, Việt Nam đã thích nghi trong công cuộc chống Covid lần 2, hạn chế gây thiệt hại kinh tế cùng với ảnh hưởng tiêu cực đến Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Quá trình giãn cách xã hội chỉ được thực hiện ở một số địa phương phần nào giảm thiểu thiệt hại trong Quý 3 và tạo đà phục hồi mạnh vào Quý 4.
– Lũy kế 7 tháng 2020 xuất khẩu tăng trưởng dương trở lại. Cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư 1.0
tỷ USD trong T7 và 6.5 tỷ USD trong 7 tháng 2020, tăng ~280% và xác lập mức cao kỉ lục mới, cho thấy vai trò trung tâm sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã và đang được khẳng định, đây cũng chính là điểm nhấn mà chính phủ cần tập trung phát huy và đầu tư đồng bộ thêm hạ tầng để tối ưu hoá và tận dụng đà bùng nổ sau
khi đại dich được kiềm chế.
– Xu hướng dịch chuyển nhà máy từ các nước ghi nhận FDI thực hiện 7 tháng 2020 ước tính đạt 10,1 tỷ USD,
giảm 4,1%. Riêng FDI giải ngân T7 duy trì ổn định so với cùng kì năm ngoái với 1,45 tỷ USD.
– Tình hình giải ngân đầu tư công trong tháng 7 và 7 tháng đầu 2020 có tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ
nguồn ngân sách nhà nước đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

TRẠNG THÁI THỊ TRƯỜNG VÀ DÒNG TIỀN

– Hai phiên giảm mạnh sau thông tin dịch bùng phát tại Đà Nẵng nhất của chỉ số được ghi nhận vào ngày 24/7
(-27,59 điểm, -3,22%) và ngày 27/7 (-43,99 điểm, -5,31%). Mức thấp nhất VN-Index ghi nhận được trong tháng
7 cũng là mức giá đóng cửa tại 785,17 điểm của phiên giảm mạnh ngày 27/7 và chỉ số đã có những phiên hồi
phục cho đến thời điểm hiện tại.
– Hiện tại, thị trường đang nỗ lực để có thể vượt qua ngưỡng cản 880. Vì đây là biên ngang, hệ quả của việc thị trường dịch chuyển trong gần một năm trong biên độ này. Tuy nhiên, trong vài tuần trở lại đây, chỉ số Vnindex đang tích lũy trong kênh giá giảm, đây là mô hình kênh giá mở rộng thì sẽ khá dễ dàng để có thể vượt qua.
– Với ảnh hưởng mạnh từ làn sóng thứ 2 của dịch Covid, nhưng thị trường chỉ đi ngang quanh khu vực 840. Đây là tín hiệu rất tích cực, khi bước vào quý 3, tin tức về dịch tạm lắng và có vacxin, KQKD của các doanh nghiệp hồi phục thì thị trường sẽ quay lại thách thứ ngưỡng 880 và những tầm cao hơn là chuyện không quá khó.
– Dòng tiền trong vài tuần quanh đây, đang tỏ ra khá chậm rãi khi mà thị trường chạm vào trendline này, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu rút ra. Vì một phần, dòng tiền thị trường đang chuyển dịch vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn trong rổ VN30, đây là nhóm có sức ảnh hưởng mạnh tới chỉ số, nên khi tiền vào sẽ rất dễ làm cho thị trường tăng điểm. Phần thêm nữa là khi hai quỹ mới đi vào hoạt động là VNDIAMOND và VNFINLEAD đã kéo thêm dòng tiền khối ngoại vào và tăng lực cầu vào nhóm này.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THÁNG 8 VÀ CÁC THÁNG CUỐI NĂM

 – Dòng tiền FDI tiếp tục khả quan từ xu hướng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc và nhiều tập đoàn đa quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, thiết bị điện tử
=> Xuất khẩu tăng trưởng trở lại từ Mỹ đến từ tăng trưởng xuất khẩu các thiết bị điện tử từ tháng 7.
– Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, tạo cú hích lớn trong
việc thu hút dòng vốn đầu tư từ EU, gia tăng cơ hội xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang EU, đặc biệt là các nhóm hàng dệt may, da giày, nông-lâm, thủy hải sản.
– Chính phủ tiếp tục tăng tốc các nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án hạ tầng như dự án Sân bay Long Thành, Cao tốc Bắc Nam… nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế vốn đang suy yếu do COVID-19.
– Điểm rơi vắc xin từ phía Mỹ và Châu Âu vào cuối quý 4 và đầu quý 1/2021 sẽ mang lại sự ổn định về tâm lý và là cú huých cho dòng tiền đối với các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam.

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2020

– Dòng vốn ETF chuyển dịch vào bộ chỉ số mới gồm VN-Diamond & VN-Finlead và các ETF mô phỏng VN30: ACB,
CTG, VCB, BID, HPG, GAS, PLX, VHM, CTD…
– Dòng vốn chuyển dịch sản xuất và thu hút FDI: PHR, NTC, VGC, SZC
– Giải ngân và đầu tư công: LCG, HBC, C4G, HPG
– EVFTA : Dệt May (TCM), Thuỷ Hải Sản (VHC, CMX, MPC)

– Các thương vụ M&A lớn: STB, ITA, HBC,…

CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG

– Nâng tỷ trọng cho danh mục tổng từ 70-90% cổ phiếu tuỳ khẩu vị rủi ro
– Nên mua những hàng đang có sẵng trong danh mục để tận dụng lợi thế giá vốn rẻ trước đó và tạo ra sự chủ
động đề phòng những trường hợp bất ngờ!

Đỗ Anh Tuấn

Add comment

error: Content is protected !!