Thực Đơn Tài Chính

Lợi ích và quyền lợi khi mua bảo hiểm nhân thọ?

Những lợi ích có được:

  1. Tiết kiệm thành công: Bạn dành ra 10%-15% thu nhập mỗi tháng để vào BHNT, ốm đau bệnh tật có tiền, không ốm đau bệnh tật thì về già có nhiều tiền. Bất giờ mất sớm, gia đình có tiền, đó là điều mà Bảo hiểm Nhân thọ mang lại.
  2. An yên trong cuộc sống: Là người cha, người mẹ bạn có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng rằng trong mọi trường hợp xảy ra, bạn luôn là người có thể chu toàn nhờ các Quỹ dự phòng tài chính mà Bảo hiểm Nhân thọ mang lại.
  3. Lá bùa trừ rủi ro: Thực vậy, theo các số liệu thống kê tại Việt Nam và các quốc gia khác, tỉ lệ gặp rủi ro tai nạn, bệnh tật của những người có bảo hiểm THẤP HƠN RẤT NHIỀU so với những người không có cho mình bảo hiểm. Bạn chọn phe nào?
  4. Giáo dục con cái ý thức tiết kiệm: 90% cha mẹ Việt Nam không biết giáo dục con cái biết cách “tiêu tiền và tiết kiệm tiền” bởi chính bản thân cha mẹ cũng chưa phải người biết tiêu tiền. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giúp người làm cha, làm mẹ tiết kiệm một cách có kỷ luật và đó sẽ là bài học cho con cái: muốn có tiền cho tương lai, phải biết tiết kiệm.
  5. Chắc chắn cho con được phát triển và học hành tốt nhất: Chỉ khi nào bạn có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đủ lớn, bạn mới có thể tự tin hoàn toàn khi nói với con “Cha/ mẹ sẽ lo cho con được học hành tốt nhất trong mọi tình huống”. Nếu không có bảo hiểm nhân thọ, lời bố mẹ hứa với con không có gì có thể đảm bảo cả.
  6. Chuẩn bị cho tuổi già thảnh thơi & tự do về tài chính: Sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi còn trẻ, bạn giúp cho tuổi già của mình có nhiều tiền hơn nhờ việc lãi được tích lũy nhiều năm, đồng thời khi ốm đau, bệnh tật bạn sẽ có các quyền lợi bảo hiểm chi trả mà không cần con cái phải quyên góp tiền. Biết rằng cha mẹ mình có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mệnh giá đền bù lớn, một lẽ thông thường là con cháu sẽ chăm lo tốt hơn, phụng dưỡng tốt hơn, mặc dù điều này nghe có vẻ hơi “vật chất” nhưng đó là điều thực sự đang xảy ra trong cuộc sống.
  7. Góp phần xây dựng đất nước & giúp đỡ người khác: Số tiền thu được các công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tư vào Trái phiếu chính phủ, từ đó các công trình phúc lợi nhiều hơn, người dân được hưởng điều kiện sống tốt hơn. Các khách hàng không may gặp rủi ro nhận số tiền đền bù lớn, mà trong số tiền này có một phần đóng góp từ bạn, vì vậy, khi ta gặp rủi ro, ta đang nhận được tự đóng góp, chung sức từ rất nhiều người khác, đó là giá trị của bảo hiểm nhân thọ.

Các quyền lợi có trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:

a. Quyền lợi tử vong

Quyền lợi này chi trả khi người được bảo hiểm chính của hợp đồng tử vong, nhưng loại trừ chi trả trong 4 trường hợp:

  • HIV/ AIDS.
  • Tự tử trong vòng 24 tháng.
  • Phạm tội hình sự.
  • Tử hình.

Nếu một trong 4 trường hợp này xảy ra, công ty bảo hiểm chỉ trả lại số tiền phí đã đóng, chứ không chi trả quyền lợi bảo hiểm.

Quyền lợi bảo hiểm tử vong có hiệu lực tới khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn (99 tuổi hoặc sớm hơn) hoặc bị mất hiệu lực.

b. Quyền lợi bảo vệ tai nạn

Tên chính xác của quyền lợi này là “Bảo hiểm Thương tật & Tử vong do tai nạn“.

Có 3 loại tai nạn được chi trả theo định nghĩa của công ty bảo hiểm:

  • Tai nạn giao thông.
  • Tai nạn sinh hoạt.
  • Tai nạn lao động.

Khi gặp tai nạn, người được bảo hiểm có thể vẫn còn sống (bị thương tật) hoặc tử vong do tai nạn thì quyền lợi này đều chi trả.

Thương tật do tai nạn được đền bù tối đa 100% số tiền bảo hiểm.

Tử vong do tai nạn được đền bù từ 100%, tối đa 300% (tuỳ vào tình huống tai nạn dẫn tới tử vong).

Ví dụ: Tôi mua quyền lợi này với số tiền bảo hiểm là 500 triệu. Vậy:

  • Tai nạn dẫn tới thương tật: chi trả tối đa 500 triệu.
  • Tai nạn dẫn tới tử vong: chi trả từ 500 triệu – 1,5 tỷ (mức tối đa)

c. Quyền lợi bảo vệ Bệnh lý nghiêm trọng/ Bệnh hiểm nghèo

Trong suốt thời gian quyền lợi này có hiệu lực, NĐBH mắc bệnh nằm trong danh sách các bệnh lý nghiêm trọng thì sẽ được chi trả tiền.

Tiền này dùng để chữa bệnh hoặc làm gì khác tuỳ vào quyết định của khách hàng.

Quyền lợi này chỉ mua được nếu khách hàng đủ điều kiện sức khoẻ. Càng trẻ phí bảo hiểm càng rẻ.

Ví dụ: phí bảo hiểm cho quyền lợi bệnh lý nghiêm trọng có số tiền bảo vệ là 300 triệu thì phí bảo hiểm phải đóng chỉ từ 6.500đ/ ngày (tuỳ độ tuổi). Đó là khi còn khỏe mạnh, khi không đủ sức khỏe sẽ không được mua bằng mọi giá.

d. Quyền lợi hỗ trợ nằm viện qua đêm

Mỗi ngày nằm viện qua đêm sẽ được bảo hiểm chi trả 1 số tiền cố định – không phụ thuộc vào chi phí khám, chữa bệnh thực tế.

Ví dụ:

Tôi chọn mức hỗ trợ nằm viện 1 triệu/ ngày đêm.

Nằm điều trị 10 ngày đêm trong bệnh viện (căn cứ theo giấy ra viện) thì số tiền tôi nhận được từ quyền lợi này là: 1 triệu * 10 = 10 triệu.

e. Quyền lợi thẻ bảo hiểm sức khoẻ

Loại thẻ này có thể mua cùng với hợp đồng bảo hiểm. Chức năng chính: cung cấp thêm quyền lợi khám, chữa bệnh, phẫu thuật, xe cứu thương… tuỳ từng hạn mức khác nhau.

Một số còn có thêm quyền lợi chi trả thai sản: số tiền từ 10-35 triệu.

Đa số các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đều đã có bán thêm loại thẻ này, bạn có thể tham khảo với mức phí khá thấp.

f. Quyền lợi tích luỹ, sinh lời

Sau khi đạt ĐIỂM HOÀ VỐN, hợp đồng bảo hiểm bắt đầu sinh lãi và tích luỹ tạo thành 1 khoản hưu trí vượt trội lúc tuổi già.

Trong những năm đầu tiên, công ty bảo hiểm phải chi nhiều khoản chi phí, trong đó có Quỹ rủi ro nên khả năng tích luỹ thấp…

5. Các loại bảo hiểm nhân thọ hiện nay?

Có loại bảo hiểm nhân thọ phổ biến tại Việt Nam hiện nay, đó là bảo hiểm nhân thọ ngắn hạn và bảo hiểm nhân thọ trọn đời.

Bảo hiểm nhân thọ ngắn hạn có các quyền lợi bảo hiểm trong thời gian ngắn: 10-15-20-25 năm, hết thời hạn trên, khách hàng sẽ Lấy về Giá trị tài khoản và các quyền lợi trong hợp đồng bảo hiểm chấm dứt.

Nếu khách hàng muốn được bảo hiểm tiếp tục, khách hàng có thể đăng ký mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mới và đóng phí từ đầu.

Ngược lại, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dài hạn giúp khách hàng được bảo hiểm tới năm 99 tuổi, khách hàng được bảo vệ các quyền lợi chăm sóc sức khỏe, bệnh tật và tai nạn tới tuổi 70, riêng quyền lợi tử vong sẽ bảo hiểm tới tuổi 99.

Bảo hiểm nhân thọ ngắn hạn phù hợp với khách hàng có nhu cầu bảo vệ ngắn, lấy tiền về sớm để chi tiêu, còn bảo hiểm nhân thọ dài hạn phù hợp với khách hàng muốn được bảo hiểm lâu dài, và coi bảo hiểm nhân thọ là khoản tiết kiệm dài hạn thay vì ngắn hạn.

Vì thế, tùy theo nhu cầu của bản thân, hãy chọn cho mình loại bảo hiểm nhân thọ phù hợp bạn nhé.

6. Các công ty bảo hiểm nhân thọ có giống nhau? So sánh các công ty BHNT tại Việt Nam

Thoạt đầu khách hàng có thể lầm tưởng “công ty bảo hiểm nhân thọ nào cũng giống nhau” nhưng thực ra không phải vậy, tôi sẽ chỉ ra các điểm giống và khác nhau ngay sau đây:

Điểm giống nhau:

  • Các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đều được cấp phép hoạt động hợp pháp và đều chịu sự Giám sát trực tiếp từ Cục giám sát bảo hiểm, Bộ Tài Chính.
  • Các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải có trách nhiệm thực hiện các loại Vốn, Quỹ: Vốn pháp định 600 tỷ đồng, Vốn điều lệ, Quỹ bảo vệ bên mua bảo hiểm, Quỹ dự phòng nghiệp vụ…
  • Các sản phẩm bảo hiểm được đưa ra thị trường đều được Bộ tài chính phê duyệt, không doanh nghiệp bảo hiểm nào được phép tự ý đưa các sản phẩm chưa được xét duyệt ra thị trường.
  • Nhà nước đảm bảo cơ chế cạnh tranh công bằng giữa các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy bảo hiểm nhân thọ phát triển.
  • Các công ty bảo hiểm đều dành phần lớn doanh thu phí của mình đầu tư vào Trái phiếu chính phủ & Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh với kỳ hạn dài, theo luật các công ty bảo hiểm không được phép đầu tư ngoài Việt Nam mà phải đầu tư tại chỗ (tại Việt Nam).
  • Trong mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều thể hiện rõ quyền lợi, nghĩa vụ, các trường hợp được bảo hiểm chi trả quyền lợi và bị loại trừ, khách hàng luôn có “thời gian cân nhắc” (từ 14-21 ngày) để khách hàng có thể thay đổi quyết định tham gia bảo hiểm của mình.
  • Tất cả nội dung hoạt động của các công ty bảo hiểm đều tuân theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 & & Luật sửa đổi số 61/2010/QH12 & Luật sửa đổi số 42/2019/QH14 do Quốc hội ban hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

Điểm khác nhau:

  1. Quyền lợi bảo hiểm trong các sản phẩm của mỗi công ty bảo hiểm là khác nhau, phụ thuộc vào việc định phí bảo hiểm, chiến lược của công ty, tập đoàn và việc xác định các phân khúc khách hàng khác nhau sẽ dẫn tới quyền lợi bảo hiểm khác nhau giữa các công ty. Có công ty tập trung nhiều vào việc thiết kế quyền lợi bảo hiểm sống (nằm viện, bệnh hiểm nghèo, tai nạn, chăm sóc sức khỏe), có công ty lại tập trung vào quyền lợi bảo hiểm chết (tử vong).
  2. Chất lượng tư vấn viên của các công ty bảo hiểm cũng khác nhau: Mỗi công ty bảo hiểm sẽ có chiến lược của riêng mình, bao gồm cả việc huấn luyện, đào tạo đội ngũ tư vấn viên. Có nhiều công ty bảo hiểm rất tập trung vào việc trau dồi và nâng cao năng lực tư vấn của người đại lý bảo hiểm, cũng có nhiều công ty bảo hiểm “chưa tập trung” vào việc này, dẫn tới sự chênh lệch nhiều về chất lượng tư vấn. Khách hàng có thể dễ dàng nhận biết thông qua việc tiếp xúc nhiều đại lý bảo hiểm tới từ nhiều công ty để so sánh và đánh giá. Tất nhiên, chất lượng tư vấn cao hơn sẽ giúp khách hàng hiểu đúng hơn về bảo hiểm cũng như các quyền lợi mình được hưởng. Với bảo hiểm nhân thọ, hiểu đúng về quyền lợi, nghĩa vụ, điều khoản hợp đồng là rất quan trọng.
  3. “Giá cả” cũng khác nhau: Mỗi công ty bảo hiểm đều có cách định phí bảo hiểm của riêng mình, ví dụ: cùng là Quyền lợi đền bù Thương tật & Tử vong do tai nạn với số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, có công ty bảo hiểm thu phí của khách hàng là 2,5 triệu đồng, cũng có công ty thu phí là 5 triệu đồng… Do đó, khách hàng cần hiểu rõ các công ty bảo hiểm khác nhau thì phí bảo hiểm cũng khác nhau, mình cần tìm hiểu và lựa chọn công ty bảo hiểm có mức phí phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình.
  4. Chế độ chăm sóc khách hàng, hậu mãi khác nhau: Các công ty bảo hiểm khác nhau sẽ chăm sóc khách hàng theo những cách khác nhau mặc dù họ đều coi khách hàng là số 1. Đây là yếu tố mà khách hàng cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin tham khảo để đưa ra quyết định.

Do vậy, khách hàng cần hiểu rằng các công ty bảo hiểm khác nhau thì quyền lợi, mức phí, chất lượng tư vấn, chăm sóc khách hàng cũng khác nhau chứ không thể đánh đồng rằng “bên nào cũng như bên nào”.

Đỗ Anh Tuấn

Add comment

error: Content is protected !!