Thực Đơn Tài Chính
Tin Tức Thị Trường

Tin Tức Thị Trường Ngày 07/08/2020

» Thị trường Việt Nam: Áp lực chốt lãi bắt đầu xuất hiện, VN-Index gặp khó tại ngưỡng 840

Sau 4 phiên tăng điểm liên tục, NĐT bắt đầu tỏ ra thận trọng hơn và diễn biến chốt lãi vùng giá cao bắt đầu xuất hiện. Diễn biến tích cực của thị trường Mỹ tối qua đã không làm VN-Index tăng ngay đầu phiên, chỉ số này mở cửa tăng nhẹ 0,3 điểm lên 838,01, sau đó đã có nhịp điều chỉnh về vùng 833. Diễn biến tương tự phiên trước khi NĐT đã tranh thủ mua vào khi giá giảm, giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại sắc xanh. Tuy nhiên khác với phiên trước, đà tăng của hôm nay đã chậm lại tại mốc 840. Sau 2 lần vượt 840 đểvươn lên mức 844 cao nhất phiên, VN-Index đã không thể duy trì được mốc cao nhất trong ngày và chốt phiên tại 840,04, tăng 2,23 điểm (+0,27%). Thanh khoản toàn thị trường đạt gân 5.000 tỷ đồng.

Thị trường tỏ ra cân bằng hơn khi số mã tăng/ giảm đạt 167/199, VN-Index duy trì được sắc xanh nhờ đóng góp lớn của VNM (+2,4%) và SAB (+3,7%) với tổng mức ảnh hưởng là 2,5 điểm. Chiều giảm điểm có sựxuất hiện của khá nhiều mã ngân hàng như STB, TCB, BID, CTG, VPB. Nhóm ngành dầu khí có phiên khởi sắc khi cảGAS, PVS và PVD cùng tăng điểm.

Khối ngoại duy trì diễn biến mua ròng tuy nhiên với giá trịchỉhơn 5 tỷđồng, trong đó dẫn đầu là VNM với giá trị mua ròng 43 tỷđồng, tiếp theo là CTD với giá trị18,3 tỷđồng. Chiều bán ròng ghi nhận giá trị lớn tại 3 mã dẫn đầu là NVL (51 tỷđồng) và AGG (32,5 tỷđồng).

VN-Index đã có 5 phiên tăng điểm liên tục với mức tăng gần 40 điểm, do đó hành động chốt lãi đã xuất hiện và gây áp lực cho chỉsốnày tại 840. Thanh khoản phiên hôm nay có giảm so với phiên trước tuy nhiên vẫn duy trì mức thanh khoản khớp lệnh trên 3.600 tỷđồng trên HSX, là tín hiệu tích cực cho dòng tiền.
» Thị trường chứng khoán thế giới: Phố Wall tăng 5 phiên liền, Nasdaq Composite lần đầu tiên vượt ngưỡng 11,000 điểm

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm vào ngày thứ Năm (06/08), dẫn đầu là đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ, khi nhà đầu tư theo dõi Washington để tìm kiếm dấu hiệu về gói kích thích mới mùa dịch Covid-19 và tiếp nhận dữ liệu thất nghiệp tốt hơn kỳ vọng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones tăng 185.46 điểm (tương đương 0.7%) lên 27,386.98 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 0.6% lên 3,349.16 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 1% lên 11,108.07 điểm. Ngày thứ Năm đánh dấu là lần đầu tiên Nasdaq Composite đóng cửa trên ngưỡng 11,000 điểm và là phiên tăng thứ 7 liên tiếp của chỉ số này. Cả Dow Jones và S&P 500 ghi nhận 5 phiên leo dốc liên tiếp. S&P 500 cũng chỉ còn cách 1.3% so với mức cao kỷ lục đã xác lập vào ngày 19/02/2020.
» Giá dầu: Dầu đứt mạch 4 phiên tăng liên tiếp trước lo ngại về nhu cầu nhiên liệu

Các hợp đồng dầu thô tương lai đảo chiều giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Năm (06/08), chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp, khi nhà đầu tư cân nhắc đà sụt giảm bất ngờ số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ trước những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu sụt giảm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex lùi 24 xu (tương đương 0.6%) xuống 41.95 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 trên sàn Luân Đôn mất 8 xu (tương đương 0.2%) còn 45.09 USD/thùng.

Đà leo dốc của giá dầu dường như được thúc đẩy bởi hy vọng ngày càng tăng Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng sẽ đạt được đồng thuận về gói kích thích mới trong mùa dịch, sự sụt giảm dự trữ dầu thô, cùng với đà suy yếu của đồng USD.
» Trung Quốc lo ‘mất mặt’ vì doanh nghiệp Nhật Bản nối nhau rời đi

Nhật Bản tuyên bố hỗ trợ 653 triệu USD cho 87 công ty của nước này di dời sản xuất về quê nhà và sang Đông Nam Á.

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá chuỗi cứng ứng toàn cầu, khiến Nhật Bản hành động để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đồng thời đảm bảo hệ thống này chống chịu tốt hơn trước các biến động khách quan.

Thống kê cho thấy, 87 doanh nghiệp có trong danh sách Nhật Bản công bố chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng vốn đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc, và trong ngắn hạn, việc di dời của các doanh nghiệp Nhật Bản chưa gây ra tác động ngay lập tức. Tuy nhiên, xu hướng này, nếu tiếp tục, có thể làm lung lay nền tảng mô hình tăng trưởng dài hạn cũng như suy giảm năng lực công nghiệp của Trung Quốc.
» Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp một loạt lãi suất

Theo NHNN, các quyết định điều chỉnh lãi suất được ban hành nhằm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Chiều muộn ngày 06/8/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố Quyết định giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng (TCTD), lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN. Mức giảm lần này là 0,2 – 0,5%/năm.
» VNM: Vinamilk sắp chi gần 3,500 tỷ để trả cổ tức đợt 1/2020

Mới đây, Công ty đã không thực hiện mua 17.5 triệu cp VNM làm cổ phiếu quỹ trong đợt đăng ký mua từ 21/05-20/06. Phía VNM cho rằng giá cổ phiếu đã bình ổn và hiện có xu hướng tăng lên theo kết quả kinh doanh của Công ty, nên để thị trường tự điều tiết. VNM sẽ dùng tiền còn lại để tập trung vào kinh doanh.

Song song với việc trả cổ tức bằng tiền, VNM cũng thông báo về việc nhận cổ tức phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện là 5:1 (người sở hữu 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận chưa phân phối.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của VNM tăng 6.7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm. Doanh thu thuần kinh doanh nội địa và xuất khẩu trực tiếp tăng trưởng lần lượt là 7.7% và 7.3%.

Sau 6 tháng đầu năm, VNM có lãi sau thuế tăng 2.8% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 55% kế hoạch năm.
» PNJ tiếp tục giữ vững vị trí số 1 ngành hàng tiêu dùng trong Top 50 thương hiệu dẫn đầu 2020

Theo đánh giá từ Forbes Việt Nam, giá trị thương hiệu của PNJ trong năm 2020 đạt 94,1 triệu USD, tăng 15,5 triệu USD so với kỳ đánh giá 2019, thăng 3 hạng lên vị trí 21 và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong ngành hàng tiêu dùng cá nhân. PNJ cũng là thương hiệu trang sức duy nhất tại Việt Nam góp mặt trên bảng xếp hạng.
» CTD: Coteccons bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới, thay thế ông Nguyễn Sỹ Công

Xây dựng Coteccons (CTD) vừa thông qua quyết định bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc với ông Võ Thanh Liêm, thay thế cho ông Nguyễn Sỹ Công đã từ nhiệm trước đó. Được biết, ông Liêm hiện là Phó Tổng Giám đốc Công ty.

Về kinh doanh, quý 2/2020 Công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 46% so với cùng kỳ. Giá vốn tương ứng giảm mạnh khiến lợi nhuận gộp Coteccons tăng đáng kể. Biên lãi gộp đạt 6,1%, tiếp tục tăng quý thứ 5 liên tiếp.

Khấu trừ chi phí, LNST tăng 22% so với cùng kỳ năm 2019. Theo giải trình, lợi nhuận gộp quý 2 năm nay tăng mạnh chủ yếu do cùng kỳ năm 2019 chịu ảnh hưởng của một số công trình lớn kéo dài hơn dự kiến làm tăng chi phí cố định, làm giảm lợi nhuận gộp chung của Công ty.

Luỹ kế nửa đầu năm 2020, Công ty ghi nhận hơn 7.525 tỷ đồng doanh thu, trong đó chiếm phần lớn là nguồn thu từ dịch vụ xây dựng với hơn 7.513 tỷ, còn lại là doanh thu cho thuê văn phòng và cho thuê thiết bị xây dựng.
» GIL: Gilimex chốt danh sách cổ đông trả cổ tức 15% bằng tiền mặt

Theo đó, ngày 19/8 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.500 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 31/8/2020.

Tính đến cuối năm 2019, Gilimex còn 352,84 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra, Công ty còn gần 173 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 45,59 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

Đỗ Anh Tuấn

Add comment

error: Content is protected !!