Thực Đơn Tài Chính
Nhận Định Thị Trường

Nhận Định Thị Trường Tuần 10/08/2020 – 14/08/2020

THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA
– Thị trường tuần qua có sự hồi phục mạnh mẽ khi cả tuần đều ngập trong sắc xanh. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mức 841.5 điểm tăng 5.39% so với tuần
trước. Khối lượng khớp lệnh trung bình/ phiên giảm 11.17% đạt mức 244.97 triệu đơn vị/ phiên so với mức 275.76 triệu đơn vị/ phiên ở tuần trước. Giá trị khớp lệnh trung bình/ phiên giảm 9.78% đạt mức 3.748 nghìn tỷ đồng/ phiên so với mức 4.155 nghìn
tỷ đồng/ phiên ở tuần trước. Trên sàn Hose, khối ngoại bán ròng 155 tỷ đồng do chủ yếu bán thỏa thuận, tính riêng khối ngoại mua ròng khớp lệnh trên sàn gần 148 tỷ đồng. Trong đó, các mã bán ròng AGG, NVL, SAB, VIC, VRE và mua ròng HPG, CTD,VNM, VCB, MSN.
– Điểm nhấn tuần qua: Thị trường có tuần hồi phục mạnh mẽ sau khi các thông tin về dịch COVID bùng phát trở lại lần ba đã được thẩm thấu ở tuần trước. Dòng tiền phân bổ đều ở các nhóm cổ phiếu, tuy thanh khoản có phần yếu đi. Hầu hết các nhóm ngành đều có sự hồi phục, tuy nhiên một số nhóm ngành được đánh giá có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, được kỳ vọng vào sự hồi phục sắp tới có sự hồi phục mạnh hơn thị trường chung như bất động sản khu công nghiệp, thủy sản, hạ tầng, hóa chất,… Giá vàng thế giới tăng mạnh kéo theo giá vàng trong nước cũng tăng mạnh.Theo một số chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng khi tình hình dịch COVID còn tăng và các chính sách cung tiền trên thế giới tiếp tục diễn ra. Chỉ số công nghiệp DownJones tiếp tục có tuần tăng mạnh bất chấp tình hình dịch bệnh rất căng thẳng và nền kinh tế đang khó khăn. Với sự tăng điểm mạnh mẽ trong tuần này,tuần tới khả năng thị trường sẽ có những phiên điều chỉnh để lấy đà tiếp tục tăng lên.Các nhà đầu tư có thể tận dụng ở những phiên điều chỉnh để có thể đón lấy các cơ hội
đầu tư ở các nhóm ngành có kết quả kinh doanh tốt.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT THỊ TRƯỜNG CƠ SỞ TUẦN 10/08/2020-14/08/2020
· Thị trường tuần này bước vào phiên giao dịch đầu tuần với những diễn biến dịch bệnh
diễn ra phức tạp và số người phát hiện dương tính tăng nhanh hơn cả đợt 2, với diễn biến thị trường trước đó đã cho nhà đầu tư an tâm được phần nào về các lực hỗ trợ thị trường với sự gia nhập rất mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới khi thị trường giảm mạnh.Đà bán tháo trên thị trường phần nào đã giảm bớt rất nhiều với sự gia tăng mạnh mẽ của nhóm bắt đáy thị trường, tạo đà tâm lý vững hơn khi thị trường bước vào phiên giao dịch đầu tuần, đóng cửa phiên đầu tuần thị trường tạo thành thân nến Marubozu với mức tăng gần 18 điểm, chính thức vượt đường MA6 và MA100. Phiên giao dịch thứ 3 tiếp đà hưng phấn của phiên đầu tuần mở cửa ở mức tăng 8 điểm so với phiên trước và đóng cửa với mức tăng hơn 13 điểm so phiên trước, đồng thời hình thành mô hình Island Reversal là mô hình đảo chiều thị trường rất đáng tin cậy, báo hiệu đáy trung hạn và dài hạn của thị trường đã hình thành. Đà hưng phấn về cuối tuần càng dịu lại với đà chốt lời ngắn hạn của nhà đầu tư, điều này cũng được thể hiện rõ qua 2 cây nến Spinning Top 2 phiên cuối tuần khi thị trường vào mức cản ngắn hạn của thị
trường ở mức 840 điểm và đường MA20, vùng này cũng là vùng bão hòa của thị trường đợt vừa rồi.
· Đồ thị ngày của thị trường sau khi vượt được mức cản ngắn ở mức 840 điểm, khối tổ chức đã quay qua bán ròng sau động thái mua khá mạnh ở những nhịp điều chỉnh trước, thanh khoản trung bình của thị trường đã giảm 9,9% so với tuần trước về mức 3.736 tỷ đồng/phiên, đường MA6 cũng quay trở lại cắt lên đường MA10, các thanh Histogram đã quay trở lại trên mức 0, đường MACD cũng chính thức cắt trên đường Signal. Đường RSI(15) cũng đang hạ dần góc lên khi bước vào vùng 50, trên chỉ báo ADX 2 đường DI đã tiến sát gần với nhau hơn và đường ADX đã vượt hẳn mức 25 về mức 28, tuy nhiên sự suy yếu đã được thể hiện khi xu hướng của 2 đường DI đã quay trở lại đi gần song song, đường ADX cũng đã bẻ góc tiến về lại mốc dưới 25 cho thấy một xu hướng thị trường có thể bước vào vùng không rõ xu hướng sắp tới. Các đường chỉ báo sớm Stochastic vẫn giữ được xu hướng đi lên, đường chỉ báo dòng tiền MFI(14) vẫn giữ được đà tăng và đang hướng về mốc 50.
· Trên đồ thị tuần nến tuần đóng cửa tuần này cũng gần như hình thành nến Marubozu sau khi chạm MA6 đã điều chỉnh chút dưới đường MA6 một chút. Thanh Histogram tuần cũng đã có sự tăng trưởng hơn so với tuần trước, đường MACD đã tưởng chừng như tiến sát để cắt đường Signal nhưng đã bẻ góc cắt ở tuần này để đi song song với nhau. Đường ADX tuần này vẫn vẫn động theo xu hướng ngang và ở dưới mốc 25, hai thanh DI tuần này đã bẻ góc lại và đang tạo đà tiến sát gần nhau hơn, đường RSI(15) cũng bẻ góc tăng lại và tiến gần hơn mốc 50 hơn. Các đường chỉ báo sớm Stochastic vẫn ở xu hướng điều chỉnh và chưa tạo được điểm cắt lên, chỉ báo dòng tiền MFI(14) đã có sự tăng trưởng hơn so với tuần trước và đang tiến sát mốc 60.
· Xu hướng thị trường vẫn đang vận động điều chỉnh, diễn biến dịch bệnh đã chuyển biến khó lường hơn và độ lan rộng đã bao phủ ra rất nhiều tỉnh chứ không còn tập trung ở một số điểm nóng. Sự vào cuộc của những nhà đầu tư đã rút tiền về từ trước khi xuất hiện những đợt điều chỉnh mạnh đã tạo tâm lý bình ổn hơn lên thị trường, tuy nhiên cùng với diễn biến phức tạp của đợt dịch lần 2 này cũng sẽ tác động đẩy bức tranh kinh tế của cả nước xấu hơn dự báo nên mức độ thận trọng lúc này vẫn cần được đề cao. Xu hướng thị trường hiện nay theo góc nhìn của chúng tôi hiện tại thị trường đang bước vào trung tính và dư địa thị trường đang giảm dần khi mức p/e của toàn thị trường đang tiến sát hơn mốc trước khi đợt bùng dịch nổ ra khi triển vọng về kinh tế cả năm nay sẽ gần như khó có sự tăng trưởng. Nhà đầu tư nên quan sát sự dịch chuyển của dòng tiền ở các trụ của thị trường trong đầu tuần tới khi thị trường tiến vào vùng nhiễu động và vùng cản xu hướng ngắn hạn ở mức 855 – 860 điểm, bước vào vùng này thị trường rất dễ xảy ra sự điều chỉnh nhẹ để kiểm nghiệm lại các mốc hỗ trợ của thị trường.
– Kháng cự: 855-860 điểm
– Hỗ trợ: Ngắn hạn 820 điểm, hỗ trợ cứng 760-780 điểm
· Khuyến nghị
Thị trường đã có những mức hồi phục rất ấn tượng từ khi xác lập được điểm đáy ngắn
hạn của thị trường, cùng với đó là rủi ro về dịch bệnh vẫn còn hiện hữu và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh của dịch bệnh lần này, mức p/e của toàn thị trường vào vùng trung tính là điểm gây tâm lý lưỡng lự của toàn thị trường nhịp này. Ở mức này xu hướng dòng tiền của thị trường có thể rút bớt ra hoặc lan tỏa qua các dòng cổ phiếu nhỏ hơn. Quý nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân lớp phòng thủ của thị trường hoặc những doanh nghiệp tốt của thị trường khi vào vùng chiết khấu an toàn, cân nhắc tỷ trọng và phân bổ giải ngân phù hợp, không nên mua đuổi bằng mọi giá vào lúc này. Hạ tỷ trọng margin và chuyển hướng phòng thủ bớt nếu tài khoản đang ở trong trạng thái cạn sức mua, luôn dự phòng có thể sẽ xuất hiện những chuyển biến xấu hơn có thể xuất hiện ngoài tầm kiểm soát của thị trường.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH TUẦN 10/08/2020 – 14/08/2020
· Chart daily: tiếp tục trong xu hướng UPTREND

· Vn30F1M tuần 03/08 – 08/08/2020 giao dịch trong biên độ quanh [ 731 – 787 ] + 56 điểm. Tổng thanh khoản đạt 1.226.000/HD (giảm 35% so với tuần trước)

  • Basis có độ lệch từ -16 đến 0 điểm. Càng gần ngày đáo hạn basis ngày càng được thu hẹp
  • Tỉ lệ betting cho Long/Short tuần sau 30/70
    · View Long:
    – Long khi giá tích lũy vùng 774 – 775, SL : 772, TP : 783 ( điểm)
    – Long khi giá break khỏi vùng 786, SL 784, TP : 792 ( điểm)
    – Số lượng <100 hd/lệnh
    · View Short:
    – IDEA Short dựa trend việc chạm kháng cự break up xuống
    – IDEA 1 : Short khi giá có tín hiệu quay đầu vùng 783 – 784, SL : 786, TP : 768
    (điểm)
    – IDEA 2 : Short khi giá có tín hiệu qua đầu vùng 789 – 790, SL : 792, TP : 780 –
    774 ( điểm)
    · Các mức kháng cự và hỗ trợ tuần:
    – Mức kháng cự : 783 – 789 ( điểm)
    – Mức hỗ trợ : 768 – 744 ( điểm)

Chú thích thuật ngữ : SL = Stoploss, TP = TakeProfit

Đỗ Anh Tuấn

Add comment

error: Content is protected !!