Thực Đơn Tài Chính
Tin Tức Thị Trường

Tin Tức Thị Trường Ngày 10/08/2020

» Thị trường Việt Nam: Diễn biến giằng co tại ngưỡng 840, tuy nhiên VN-Index đã thành công vượt ngưỡng tâm lý này

Ngưỡng 840 tiếp tục là ngưỡng cản quan trọng cho xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index khi chỉ số này đã nhiều lần kiểm tra ngưỡng này trong phiên hôm nay. Quan sát diễn biến trong phiên, chúng tôi nhận thấy áp lực bán giá thấp tại vùng 836 –838 không lớn, tạo điều kiện cho VN-Index tạo đáy vào khoản thời gian cuối phiên sáng và đầu phiên chiều. Cùng với sự hỗ trợ của GAS, CTG, VNM và SAB, VN-Index chốt phiên tăng 1,42 điểm (+0,17%) để đóng cửa tại 841,46, chính thức đóng cửa vượt ngưỡng tâm lý 840.

Phiên ngày 7/8 được chuyên gia đánh giá là khá cân bằng, trên HSX có 185 mã tăng so với 177 mã giảm, trong khi VN30 cũng có 13 mã tăng so với 14 mã giảm. Mức tăng phổ biến của các bluechip VN-Index từ 0,5 –1,5%, cá biệt có ROS tăng mạnh 5%. Chiều giảm điểm tất cả các bluechip đều giảm dưới 1%.

Khối ngoại trở lại bán ròng trong tuần với giá trị155 tỷ đồng, trong đó 2 mã dẫn đầu cùng thuộc ngành bất động sản là AGG và NVL với giá trịbán ròng lần lượt là 118 tỷ đồng và 107 tỷ đồng. Chiều mua ròng ghi nhận HPG với giá trị73 tỷ đồng, tiếp đến là CTD với giá trị 54,9 tỷđồng.

Xu hướng VN-Index vẫn đang tích cực với 6 phiên tăng điểm liên tiếp, kháng cựMA 20 ngày tại vùng 840 cũng đã được chinh phục sau phiên hôm 7/8.
» Thị trường chứng khoán thế giới: Dow Jones và S&P 500 tăng 6 phiên liên tiếp khi nhà đầu tư chờ đợi gói kích thích mới

Chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (07/08), rũ bỏ những lo ngại về căng thẳng Mỹ – Trung leo thang và những cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế mới kéo dài.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tiến 46.50 điểm (tương đương 0.2%) lên 27,433.48 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 0.1% lên 3,351.28 điểm. Đà tăng này đã đủ để Dow Jones và S&P 500 nới rộng chuỗi leo dốc sang ngày thứ 6 liên tiếp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tối ngày thứ Năm (06/08) đã ban hành lệnh hành pháp để giải quyết “mối đe dọa gây ra” bởi những ứng dụng của Trung Quốc là TikTok và WeChat. Là một phần của lệnh này, bất kỳ giao dịch nào với ByteDance và Tencent, lần lượt là các công ty mẹ của TikTok và WeChat, sẽ bị cấm trong 45 ngày tới.

Lệnh cấm này được đưa ra khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục leo thang về một số vấn đề bao gồm nguồn gốc của virus corona và nền dân chủ ở Hồng Kông. Mỹ vào ngày thứ Sáu đã ban lệnh trừng phạt đối với Đặc khu trưởng Hồng Lông Carrie Lam.
» Giá dầu: Dầu giảm hơn 1% khi căng thẳng Mỹ – Trung leo thang

Các hợp đồng dầu thô tương lai tiếp tục suy giảm vào ngày thứ Sáu (07/08), xóa bớt đà tăng tuần qua, với áp lực liên quan đến căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh cấm sâu rộng nhưng không rõ ràng đối với những giao dịch với các chủ sở hữu ứng dụng TikTok và WeChat của Trung Quốc.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex lùi 73 xu (tương đương 1.7%) xuống 41.22 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 trên sàn Luân Đôn mất 69 xu (tương đương 1.5%) còn 44.40 USD/thùng. Tuần qua, hợp đồng dầu Brent đã tăng 2%, còn hợp đồng dầu WTI vọt 2.4%.
» Forbes: Chiến tranh thương mại Mỹ Trung như một ‘phép toán có tổng bằng 0’

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến ngành sản xuất toàn cầu bị chia rẽ và hàng loạt lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Các nhà phân tích nhận định rằng cuộc chiến thương mại này như một “phép toán có tổng bằng 0”. Thực tế, Trung Quốc và Mỹ không thể cô lập hoàn toàn nền kinh tế của họ.

Trung Quốc hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhưng nhìn chung, quốc gia này vẫn sẽ được coi là “Công xưởng của Thế giới”.

Chi phí gia tăng đã khiến cho các doanh nghiệp lớn buộc phải rời hoạt động khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ khổng lồ của quốc gia này vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Việc thu hồi các doanh nghiệp Hoa Kỳ từ Trung Quốc không dễ dàng như Chính quyền Hoa Kỳ đề ra. Mặc dù Covid-19 đã giúp các doanh nghiệp nhận ra nguy cơ tiềm tàng của việc phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, việc tìm ra điểm đến đầu tư thay thế đã gặp phải nhiều cản trở, như cơ sợ hạ tầng kém phát triển, chi phí đào tạo lao động cao, môi trường pháp lý phức tạp,..
» Bộ trưởng Mỹ thăm Đài Loan, gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung

Đài Loan là vùng lãnh thổ thành công hiếm hoi trong việc kiểm soát tốt Covid-19 trong khi Mỹ phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất thế giới.

Chuyến thăm này đã khiến Trung Quốc nổi giận khi Mỹ thách thức Bắc Kinh trên nhiều mặt trận từ đại dịch Covid-19 đến thương mại và luật an ninh mới ở Hồng Kông.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Bắc Kinh kiên quyết phản đối các tương tác chính thức giữa Mỹ và Đài Loan. Ông gọi Đài Loan là “vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất giữa quan hệ Mỹ – Trung”.
» Hệ thống ngân hàng tính sớm gói ưu đãi và lo nợ xấu

Hệ thống ngân hàng chưa kịp hồi phục sau đợt dịch bệnh thứ nhất thì đợt thứ hai đã quay trở lại khiến khó càng thêm khó, đặc biệt là vấn đề nợ xấu.

Theo WB, khối lượng cung tiền và giá cả có sự tương quan trong dài hạn, nếu NHNN phải tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian tới có thể khiến cho giá cả tăng đáng kể, trong khi tác động đến lạm phát trong ngắn hạn lại hạn chế do tốc độ giao dịch bị suy giảm vào những thời điểm khủng hoảng.

Một hiệu ứng nữa khi nới lỏng cho vay là một số ngân hàng có thể thấy kết quả kinh doanh của họ kém đi do tỷ lệ nợ xấu trong danh mục tăng lên.

Ước tính gần đây của WB cho thấy, chất lượng tài sản có ở một số ngân hàng đang đối diện nguy cơ sụt giảm khi nhuận của các doanh nghiệp giảm xuống trong vài tháng qua.
» Ngành dệt may trước EVFTA: Đau đầu bài toán xuất xứ và nguồn cung nguyên phụ liệu

Với hiện trạng ngành dệt may hiện tại, trong tổng số 8.450 doanh nghiệp có 85% số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 50 tỷ đồng, trên 50 tỷ chiếm 15% trong đó trên 500 tỷ chỉ chiếm 3% nên ta chưa đủ nguồn lực làm nguyên liệu. Chưa kể thị trường tiêu thụ chưa chắc chắn do chưa vào được chuỗi. Vì vậy, cần có chính sách đủ mạnh thu hút thêm nguồn lực từ khu vực FDI, có vốn và có chuỗi cung ứng đầu tư vào sản xuất vải.
» Sáng 10/8, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Tính đến 6h ngày 10/8 Việt Nam, có tổng cộng 841 ca mắc COVID-19, trong đó 317 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 384 ca.
» Vingroup tiếp tục tài trợ hơn 50 tỉ đồng hoá chất, đủ cho 100.000 xét nghiệm COVID-19

Tập đoàn Vingroup thông báo sẽ tài trợ thêm hoá chất Light PowerSARS-CoV-2 1stRT-rPCR Plus Kit để thực hiện 100.000 xét nghiệm chẩn đoán phát hiện virus COVID-19 trị giá 50 tỉ đồng.

Theo thống kê, Vingroup đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỉ đồng nhằm chung tay đẩy lùi dịch COVID-19.

Không chỉ hỗ trợ người dân trong nước, Tập đoàn Vingroup của Việt Nam cũng đã tiến hành trao tặng 2.400 máy thở cho cộng đồng quốc tế để góp phần chống dịch COVID-19.
» FPT: Đấu giá lô 46 triệu cổ phiếu FPT của SCIC bị “ế”

Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo huỷ tổ chức đấu giá cả lô 46 triệu cổ phần của Công ty cổ phần FPT (Mã chứng khoán: FPT – sàn HOSE).

Phiên đấu giá dự kiến tổ chức ngày 7/8/2020. Tuy nhiên, tính tới thời điểm kết thúc thời gian đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua cả lô cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại FPT nhưng không có nhà đầu tư nào tham gia đăng ký đấu giá.

Được biết, trong phiên đấu giá do tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư ngoại đã kín 49%, nên không thể tham gia đấu giá.

Trong đó, theo báo cáo mới cập nhật, 6 tháng đầu năm, FPT ghi nhận tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 9% và 14% so với cùng kỳ. So với kế hoạch cả năm, 6 tháng, FPT hoàn thành 41,94% mục tiêu doanh thu và 44,07% mục tiêu lợi nhuận.
» C4G: (CIENCO4) Một vốn năm vay, kinh doanh đi lùi, giá cổ phiếu đạt đỉnh

Mặc dù doanh thu tăng trưởng, nhưng với giá vốn tăng cao, lãi gộp của C4G chỉ đạt gần 91 tỷ đồng, nhích nhẹ 3% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp của Công ty qua đó cũng giảm từ 18% trong quý 2/2019 xuống còn 13% trong quý 2/2020.

Nợ phải trả của C4G tại ngày 30/06 tiếp tục tăng 4% so với thời điểm đầu năm, đạt 6,072 tỷ đồng và chiếm tới 83% tổng tài sản. Có thể thấy, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty lên tới 4.7 lần. Như vậy, với một đồng vốn mà Công ty bỏ ra, Công ty đang gánh đến gần 5 đồng nợ. Hơn nữa, trong cơ cấu nợ phải trả của Công ty, hơn 64% là đến từ vay và nợ thuê tài chính.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của C4G tại cuối quý 2 đạt 1.07 lần, có sự cải thiện so với đầu năm tuy nhiên hệ số này còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn của C4G hơn 2,610 tỷ đồng (tăng 7% so đầu năm).

Nếu chỉ xét riêng tỷ lệ thanh toán bằng tiền (Cash ratio) thì C4G chỉ đạt hơn mức 0.1 lần, khá rủi ro cho Công ty với cơ cấu đòn bẩy như trên.
» GMC: Ngày 26/8, Garmex Sài Gòn chốt danh sách trả cổ tức 12% bằng cổ phiếu

GMC là doanh nghiệp dệt may lâu đời với ngành nghề chính là may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú). Giai đoạn 2012 – 2015, lợi nhuận trước thuế của công ty ghi nhận tăng trưởng liên tục và từ năm 2016 đến nay nhìn chung xu hướng vẫn tăng nhưng trồi sụt.

Dưới tác động của dịch COVID-19, công ty lên kế hoạch đi lùi với doanh thu năm 2020 dự kiến 1.300 tỉ đồng, lãi trước thuế 23 tỉ đồng.
» DRC: VDSC dự báo doanh thu DRC giảm 16% cả năm 2020

Do cả hai thị trường xuất khẩu lốp radial chính của DRC là Mỹ và Brazil, lần lượt giữ hai vị trí đầu bảng về tổng số ca bệnh nhiễm COVID-19, VDSC ước tính doanh thu của DRC chỉ ở mức 3.244 tỉ đồng, giảm 16% so với năm 2019.

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng khiến nhu cầu thay lốp xe giảm ở thị trường trong nước. Vì vậy, DRC dự kiến sản lượng lốp radial bán ra trong quí III/2020 sẽ giảm 8% so với cùng kì.

Nhìn chung, mảng bias sẽ giảm ít hơn so với mảng radial do phần lớn doanh thu đến từ thị trường nội địa (70% – 80%) và khả năng phục hồi của kinh tế Việt Nam khả quan hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Đỗ Anh Tuấn

Add comment

error: Content is protected !!